7.01.2012

Thiên định Tây Tạng, Cổ nhạc Trung Hoa cho cuộc sống hiện đại

Cổ Nhạc Trung Hoa


Chúng ta thường nghe những loại nhạc hiện đại nào là  Pop, Rock, Rap,... nhưng rất ít chúng ta có thể ngờ được bên cạnh công dụng thư giản của chúng thì nhức tai và nhức đầu là bạn đồng hành ! Cuộc sống này có quá nhiều áp lục và đáng mừng là ta hoàn toàn có giải pháp để vượt qua chúng, đừng quá quan trọng hóa vấn đề bạn nhé. Sau đây tôi sẽ chi sẽ cách sống của mình, tôi không quan tâm tới tính khoa học gì đó mà cách sống tôi mang lại, tôi chỉ biết với cách sống này tôi có thể vui vẽ và xem mọi việc chỉ là cái "đinh" hihi với tính thần không gì là không thể, bên cạnh tôi có tất cả bạn tốt, tôi  có một gia đình hạnh phúc, tôi luôn được cha, mẹ, em gái quan tâm, lúc tôi bệnh bạn bè gọi điện thoại muốn cháy máy,... cuộc sống luôn có nhiều góc độ hãy biết nhìn chúng bằng con mắt của người chiến thắng rồi cả thế giới sẽ thuộc về bạn !


Cách sống của tôi là thế này, tôi chỉ đề cập đến việc làm kích thích năng lượng thôi nhé, chứ không nói chi tiết một ngày tôi ăn bao nhiêu chén cơm ^^, đơn giản thôi một ngày ta chỉ việc bỏ ra 60p đề làm việc này: mỗi tối trước khi đi ngũ, uống một ly nước lọc (để hạ hỏa nếu có ), vào phòng ngủ tắt hết tất cả thiết bị phát ra ánh sáng, sau đó mở nhạc cổ điển của Trung Quốc lên càng tối càng yên tỉnh khả năng thành công càng cao, nhắm mắt, tâm thái không mang tạp niệm (không phải người xuất gia mới nói câu này đâu nhé ! o_0), có thể ngồi thiền hoặc nằm sao cho càng thoải mái càng tốt ! Sáng dậy sau khi tập thể dục ta cũng làm tương tự bạn sẽ thấy khác, tôi dám chắc đó ! Chúc thành công


Dưới đây là danh sách những bài cổ nhạc gới ý cho bạn:
  1. Quảng Lăng Táng Cầm Khúc
  2. Cao sơn lưu thủy
  3. Hồng Lâu Mộng
  4. ... Tự search nha
Thiền Định Tây Tạng


Chú ý: Bài viết dưới đây có sử dụng thông tin trong "Nghệ thuật sống của người Tây Tạng" của Christopher Hansard. Mọi sự trích dẫn không đúng nếu có vần đề gì thì tôi không chịu trách nhiệm !
[infofeeling.blogspot.com]
10 vần đề mà sự thiền định có thể giải quyết cho bạn:
1. Lo lắng về sự an toàn tài chính:
Đây là một sự sợ hải mang tính toàn cầu, không đề cập đến văn hóa, thời gian hoặc không gian. Theo tâm linh của người Tây Tạng, đây là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất của sự rồi loạn cảm xúc là yếu tố tích cực đối với một sức khỏe không tốt. Thậm chí những nười giàu cũng có nổi lo này - nguyên nhân làm cho bản chất nội tâm của họ nghèo nàn cảm giác về sự phong phú, sự nuôi dưỡng và sự an toàn. Đây là sự nghèo nàn về cảm xúc, một loại hình virus tinh thần giống như tất cả những hình thức về rồi loạn cảm xúc, có thể lây lan đến người khác.
Việc chịu đựng sự lo lắng này sẽ làm giảm năng lượng tất yếu của cuộc sống, làm cho bạn cảm thấy bị bất hạnh và bị cô lập. Bạn càng lo lắng về điều đó thì chúng càng trở thành một vật ngăn cảng bạn thay đổi tình huống của mình.
Nguyên nhân tại sao con người lo lắng về lĩnh vực của cuộc sống này nhiều như thế, có lẽ là họ đã gắng bó chặc chẽ với của cải của họ. Sau đó họ tự tưởng tượng rằng mình bị mất đi những tài sản đó và quan trọng hơn họ sẽ cho rằng mình bị cô lập và ruồng bỏ. Những kịch tính nội tâm không thể tin nổi đang hành động khi con người gây ra sự sợ hãi đang áp đảo và khiến họ tin rằng họ chẳng có ý nghĩa gì cả.
Vào chính thời điểm này, có hàng triệu người trên thế giới chịu đựng sự khủng hoảng ghê gớm về thể chất hoặc cảm xúc. Những người khủng hoảng về tinh thần có thể được giúp đỡ nhưng những người khủng hoảng về cảm xúc thì sẽ cảm thấy khó khăn hơn để thay đổi.
Bạn có bao giờ chịu đựng tình huống này chưa ? Bạn có bao giờ cảm thấy lo lắng khi tiền đến với bạn hay không ? bạn có đủ tiền để trả tiền thuê nhà và các hóa đơn không ? Đó là chuyện bình thường.
Đối với một số người trong chúng ta, những người đủ may mắn để có một cuộc sống no đủ hằng ngày, sự nghèo nàn về nội tâm dường như phát triển làm cho chúng ta dễ bị cám dỗ bởi chính sự thoải mái. Hầu hết tậm trí hằng ngày của con người ẩn chứa một sự sợ hãi về việc mất những gì mình có – công việc, nhà cửa, phong cách sống – và không bao giờ giành lại được nó. Vì vậy chúng ta trở nên hoảng sợ.
Sự sở hãi này xuất phát từ việc thiếu sự liên kết nội tâm với sự hiểu biết sâu sắc bên trong và nối quan hệ của chúng ta với thế giới tự nhiên.
Thế giớ vật chất sẽ cung cấp cho bạn những gì bạn yêu cầu. Thỉnh thoảng bạn sẽ phải đấu tranh để nhận được những gì bạn đòi hỏi. Vào những dịp khác, mọi điều sẽ đến một cách dễ dàng. Giống như những giai đoạn của một căn bệnh, một ngày bạn cảm thây khỏe, ngày tếp theo lại cảm thấy mệt mỏi. Nhưng không có sự điều trị cho sự lo lắng này.
SỰ THIỀN ĐỊNH
Người Tây Tạng cổ tin rằng bạn đạt được vài thứ gì đó chỉ bằng việc từ bỏ một vài thứ khác. Nhưng cảm thấy mình không có gì, bạn từ bỏ gì nào ? bạn không có gì để từ bỏ cả !
Hãy nghĩ về nó. Trong tâm hồn bạn, bạn đang lo lắng về việc mất mọi thứ và không có thứ gì. Điều này 
có nghĩa là trong suy nghĩ của bạn, bạn không sở hữu gì cả, với nhiều năng lượng về cảm xúc. Vì vậy đây là cách bạn từ bỏ nó:
Hãy làm cơ thể ấm áp và ngồi ở một vị trí thoải mái. Hãy yên lặng và thở bình thường.
Hãy để cho chình mình cảm nhận về những sợ hãi mà bạn có về thế giới vật chất của bạn. Khi bạn cảm nhận từng sự sợ hãi, hãy sử dụng ngôn từ của bạn để loại bỏ nó. Hãy để nó đi. Loại bỏ tất cả chúng ra thế giới xung quanh bạn, một cách thật nhẹ nhàng. Sao đó bảo chúng trở lại với bạn chỉ khi chúng đã trở nên những ý tưởng phong phú mạnh mẽ và được hàn gắn. Trong việc loại bỏ chúng và yêu cầu chúng thay đổi, bạn gửi những thông điệp nội tâm mạnh mẽ cho chính mìnhđể bắt đầu tạo ra một thực tế mới.
Sự thiền định này là một phiên bản đơn giãn của “lễ rửa tội” trong văn hóa của người Tây Tạng. bạn đang chuyển đổi năng lượng tiêu cực thành năng lượng tích cực.
Hãy nghỉ ngơi trong trạng thái này của tâm hồn. Hãy thổi nó váo trong bạn và hãy nghỉ về nó như một dòng nước đang gột rửa bạn.Hãy lại nghỉ ngơi. Khi bạn hít vào và thở ra, hãy nghỉ về mỗi hơi thở như là một sự dịu dàng, bất chấp ngọc lửa dữ dội đang thêu trụi tất cả cảm xúc không cần thiết bên trong bạn. Hãy nghỉ ngơi. Hãy đó nhận những năng lượng tích cực đang quay trở lại.
+ Những tình trạng được cứu bởi sự thiền định này:
  • Về cảm xúc: Những bệnh hoàng loạn,, thói ham ăn bị ám ảnh,lòng đố kỵ, sự giận dữ,sự trầm cảm, những cơn đau về thể chất không rỏ nguyên nhân, bệnh cuồng loạn, sự hôn mê và trạng thái cô đơn.
  • Về thể chất: Sự khó thở, sự co thắt cơ bắp trong lòng ngực, những sự rối loạn có liên quan đến sự căng thẳng, các rắc rối về hô hấp và phổi, sự chảy máu nướu không có tác dụng với sự điều trị nào, những vấn đề về da và những rối loạn về tiêu hóa.
2.Sự lo lắng và sự căng thẳng có liên quan đến sự an toàn về thể chất, dẫn đến việc mất khả năng tin tưởng
Đối với nhiều người thế giới là không an toàn. Họ có thể sống trong những khu vực có chiến sự, có thể trải qua những sự bạo động khủng khiếp, hoặc nhình thấy những gì họ cho là qíu giá đã bị hủy hoại. Sau đó họ quên khả năng tin tưởng tự nhiên. Không đề cập đến những gì gây ra sự sợ hãi, đây là một trải nghiệm làm tổn hại đến tính chính trực của cá nhân và sức khỏe tốt, gây ra sự bất hạnh và sự tồi tệ khủng khiếp cho sức khỏe.
Nếu bạn cảm thấy không được an toàn về mặt thể chất – thậm chí chỉ trong một khoảnh khắc – bạn sẽ cảm nhận được sự không thể tin tưởng mọi người như thế nào và nghĩ rằng thế giới này rất tồi tệ. Cũng giống như nổi sự hãi không có đủ tiền, điều đó đã làm cho con người đánh mất khả năng tiềm tàng và hủy hoại tính sáng tạo của họ.
Thế giới có thể áp đảo những con người dễ bị tổn thương như thế. Việc phải giải quyết những nỗi lo sợ liên tục như thế có thể làm cho họ tự bị ám ảnh và ngăn cản họ không cho giáo tiếp một cách rộng rãi với những người khác. Hầu hết chúng ta đã trải qua vấn đề này ở một vài cấp độ: bạn có thể nhìn thấy nó theo cách mà bạn tự bảo vệ chính mình trước những người khác.
Việc giải tỏa sự lo lắng này đã mang đến cho bạn quyền hợp pháp và mang đến cho bạn sự kiểm soát đối với thế giới.
SỰ THIỀN ĐỊNH
Ngồi trong một tư thế thoải mái và không có một sự căng thẳng nào trong cơ thể của bạn, hãy nằm ngửa. khi bạn thở hãy tưởng tượng hơi thở của bạn đang trôi vào ra qua rốn của bạn.
Hãy nghỉ về hơi thở đang lan tỏa trong tất cả mọi bộ phận của bạn và cơ thể của bạn trở nên ấm áp hơn, cũng như giàu năng lượng hơn. Sau đó hãy tập trong vào trái tim của bạn hãy tưởng tượng rằng một hình ảnh của chính bạn đang nằm trong trái tim của bạn – nơi mà bạn hoàn toàn được an toàn và tự do khỏi bất cứ sự nguy hiểm nào. Hãy cố gắng cho phép chính bạn hòa hợp một cách hoàn toàn với hình ảnh này.
Bây giờ hãy sử dụng tâm trí của bạn để đưa những hình ảnh này vào thế giới hàng ngày xung quanh bạn. Cho phép nó tỏa sáng như ánh mặt trời vào trong từng ngỏ ngách của đời sống của bạn. Hãy nghỉ ngơi và để cho chính bạn tiếp nhận những cảm giác tốt lành đến với bạn từ việc làm này.
Những tình trạng được giúp đở bởi sự thiền định này:
  • Về cảm xúc: sự trở ngại về phát ngôn, những vấn đề về giao tiếp, bất cứ sự ám ảnh nào, bao gồm sự sợ hãi về những khoảng không gian rộng lớn và nhỏ hẹp, sợ nước và sợ bị chôn dưới đất.
  • Vế thể chất: Những vấn đề về tủy sống và các rắc rối về sự chuyển động của khớp, những sự nhiễm trùng về bàng quang, những vấn đề về da, sự chảy mủ từ mắt.
3. Nói năng thái quá và sợ phải sống một mình, xuất phát từ sự kiệt sức.
  • Tại sao lại có quá nhiều người phát biểu như thế ? Bởi vì họ cảm thấy mệt mỏi tinh thần và thể chất đến nổi họ không biết được bằng cách nào để tự kiểm soát mình trong công ty của họ, nếu họ ngưng nói và nghỉ ngơi trong im lặng.
    Họ nói chuyện để giấu sự mệt mỏi của họ. Nhưng bởi vì họ không biết cách kết thúc sự mệt mỏi, họ là họ sợ phải công nhận họ mệt mỏi như thế nào, nên họ cảm thấy bị dồn nén trong không gian nội tâm nhỏ hẹp. Họ cũng sợ phải trải qua những khoảnh khắc một mình và không có khả năng thừa nhận bản chất nội tâm của họ như là những yếu tố tuyệt vời.
    Bạn có nói quá nhiều hoặc vướng vào vòng luẩn quẩn khi bạn nói quá nhiều không ? Bạn có thích tiếp xúc với người khác bằng bất cứ giá nào hơn là phải bỏ thời gian để biết mình là ai không ? Biết được bản chất thực của bạn không bắt buộc phải là một hoạt động tinh thần cao độ; nó có thể đơn giản như bài tập thiền định này. Bằng cách hòa hợpbài thiện định này vào cuộc sống hằng ngày, bạn có thể trải nghiệm được giá trị của cả lời nói lẫn sự im lặng.
    SỰ THIỀN ĐỊNH
    Hãy làm cho chính bạn cảm thấy thoải mái, một trên một chiếc ghế với hai bàn tay đặt lên đùi. Hãy nhắm mắt lại và thở bình thường. Hãy bắt đầu lắng nghe tất cả những âm thanh xung quanh bạn. Hãy nghe xem liệu chúng có làm bạn vui hay không? Hãy lắng nghe và đừng định kiến. Hãy xem chúng như là những nhười bạn của mình.
    Từng âm thanh mang đến điều gì đo cho bạn. Hãy lắng nghe, ngay khi tất cả những âm thanh khác nhau sẽ phát ra cùng lúc.
    Khi điều đó xảy ra, hãy hít vào và thở ra một cách chậm rãi, tưởng tượng rằng những âm thanh đang tràng ngập trong bạn, đi qua cơ thể bạn vào lưỡi và não bộ của bạn, rồi thoát ra ngoài vào thể giới xung quanh bạn. hãy nghỉ ngơi trong sự yên tĩnh đằng sau những âm thanh.
    Những trường hợp được giúp đở bởi :
    • Về cảm xúc: sự sợ hãi, thiếu tự trọng, cảm giác rằng thế giới đang nghiền nát bạn, cảm giác liên tục bị áp đảo.
    • Về thể chất: Bất kì một loại bệnh mãn tính nào, những vấn đề về tai trong, chứng ù tai, những vấn đề về xoang, dịch cúm, những vấn đề về da, những vấn đề về cột sống ở vùng thắt lưng, sự đau vai.
4. Những vấn đề của sự nghiện ngập, hành vi cư xử vụng về trong bất cứ lĩnh vực nào
Sự nghiện ngập và mọi hành vi cư xử vụng về là sự bột phát về cảm xúc, xuất phát từ sự khủng hoảng về tinh thần. Theo thuyết giáo y học của người Tây Tạng, việc nghiện hóa chất và sự nghiện ngập thuộc về tâm lý thì giống nhau. Việc cư xử vụng về là bất kì sự suy nghĩ hay hành động, gây ra cho bạn hay những người khác mọi sự đau đớn. Sự nghiện ngập cũng chính là sự đau đớn và xảy ra bởi vì tâm hồn con người đang ở trong tình trạng bị tổn thương. Nhưng cấu trúc cảm xúc cho phép người này sống trong một thế giới bình thường đã bị tách biệt, vì một cảm giác ngăn cách và mất mát lớn mà con người đã trải qua. Điều này có lẽ xảy ra bời vì bất kỳ sự bất hạnh nào được lặp lại và gây ra sự tổn thương trong con người này để người ây cảm thây không thể kiến tạo nên giác quan cho chính mình – hiện thực mà anh ta đang sống hay phần còn lại của thế giới.
Nhiều người nghiện ngập đạt được khoái cảm về tinh thần nhưng không có cơ hội phát triển đầy đủ sự thông thái tiềm ẩn trong họ. Nó như thể là tâm hồn và cơ thể của họ không thể điều khiển nội thức về nội tâm và họ cảm thấy hoàn toàn thất vọng.
Những người nghiện lợi dụng sự nghiện ngập để tránh đối đầu với những cảm giác thậ của họ. Kết quả này theo một loại phản ứng tự động, đang được thiết lập ở nơi mà họ sử dụng những mô hình cảm xúc giống nhau trong tất cả mọi tình huống. Ví dụ, một người nghiện rượu sẽ lợi dụng cơn đau như là nguyên nhân để uống rượu và xử lí cuộc sống hàng ngày – bất kì vấn đề gì, từ việc cãi nhau với người yêu đến những vần đề trong công việc. Luôn có một sự biện hộ. Rượu sẽ xuất hiện để che giầu sự đau đớn, nhưng trong thực tế nó sẽ chỉ chuyển đổi thành nhiên liệu của cảm xúc, để giúp những người nghiện rượu sống qua ngày.
Sự thiền định có khả năng hàn gắn sự đau đớn, là một phần cốt yếu của tiến trình bình phục lớn hơn. Bài tập này làm tăng hàn gắn sự đau đớn về cảm xúc xuất phát từ sự nghiện ngập; nó cũng có lợi cho sự chịu đựng một căn bệnh không thuốc chửa.
SỰ THIỀN ĐỊNH
Hãy nằm ngửa, duỗi thẳng người và thở bình thường. Tập trung vào tim bạn và lắng nghe nhịp đập của tim.
Bây giờ hãy tập trung vào sự nghiện ngập của bạn. Hãy xem sự nghiện ngập tạo xung động qua bạn cùng lúc với nhịp đập của tim. Qua nhịp đập này hãy cảm nhận những giới hạn bên ngoài của cơ thể bạn. hãy xem xét sự nghiện ngập và cơ thể của bạn tương tác với nhau như thế nào. Hãy hít vào và thở ra
Hảy hướng nhiều tình yêu của bạn vào sự tương tác giữa cơ thể và cơn nghiện. hãy nhớ rằng mặc dù sự nghiện ngập là một sự khủng hoảng tinh thần nhưng nó đã bị kết thúc trong cơ thể của bạn qua năng lượng cảm xúc. Bây giờ hãy thật thanh thản.
Hãy cảm nhận tình yêu mà bạn đã tạo ra, hãy nhận thật nhiều những cảm xúc mà bạn đã trải qua, như là một kết quả của bài tập này.
Những tình trạng được trợ giúp của sự thiền định này:
  • Về cảm xúc: Sự thất vọng hoàn toàn, việc muốn tự sát hay những hành vi bạo lực với những người khác, sự ngất đột ngột vì khóc hay nổi cơn thịnh nộ, sự ám ảnh bởi những kinh nghiệm tiêu cực.
  • Về thể chất:Làm dịu sự đau đớn về thể chất do sự tổn thương từ hệ thần kinh hay những căn bệnh không có thuốc chửa; kích thích cơ thể nghỉ ngơi và đem đến cơ hội tốt cho những hệ thống hàn gắn của cơ thể hoạt động ; có thể chữa trị các chức năng tuần hoàn, bài tiết và tiêu hóa; làm lành hoặc làm giảm bớt những cơn đau đầu nặng.
5. Sự rối loạn về cảm xúc gây ra bởi những ảnh hưởng của môi trường:
Những ảnh hưởng của môi trường có thể gây nên sự tổn hại trong nhiều cách. Bị giới hạn bởi đất đai hay những tòa nhà có thể dẫn đến sự rối loạn về cảm xúc. Sự ốm yếu về thể chất có thể là do những chất độc thâm nhập vào trái đất, vào nước, vào thực vật, khí đốt hay những dạng vật chất đang xuất hiện một cách tự nhiên. Hơn nửa, tâm hồn và những cảm xúc này có thể bị rối loạn bởi những ảnh hưởng của thời tiết, ánh sáng, gió và những sự thay đổi theo mùa. Người Tây Tạng tin rằng nhiều người có thể bị ảnh hưởng một cách bất lợi theo cách này và rằng cá tính của họ bị ảnh hưởng bởi những tác động chủ yếu của cảm xúc, được tạo ra bởi những người xung quanh họ.
Những thành phố được xem như là những nguồn ô nhiễm cảm xúc tiềm tàng, bởi vì chúng chứa những khối lượng suy nghĩ và năng lượng khổng lồ, có thể làm cho con người trở nên bối rối và trải qua sụ căn thẳng nhiều hơn, cũng như có những thái độ tiêu cực. Cách mà các tòa nhà được xây dựng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe cảm xúc. Bởi vì những thành phố thường là một sự hổn độn về những trường phái kiến trúc mâu thuẫn, chúng có thể ngăn chặn dòng sinh lực mạnh mẽ. Những liên kết nào đó của những thắng cảnh thiên nhiên cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cảm xúc con người. Ví dụ, sống quá gần các con sông hay đại dương có thể ảnh hưởng đến sự ổn định.
Đôi khi sự thay đổi là giải pháp duy nhất, nhưng bài tập thiền định dưới đây, có thể giúp bạn trở nên cân bằng hơn và ít bị ảnh hưởng của môi trường xung quanh.
SỰ THIỀN ĐỊNH
Hãy chắc chắn là cơ thể bạn ấm áp. Sau đó nằm ngửa, thở chậm và sâu nhưng theo cách bình thường của bạn. Hãy suy nghĩ một cách chậm rãi về việc môi trường ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Khi làm điều này, hãy lập đi lập lại âm thanh Ahhh với một cao độ rất lớn. Đầu tiên hãy làm điều này một cách lặng lẽ, sau đó tăng âm lượng lớn hơn.
Hãy tưởng tượng âm thanh này đang tràng ra từng phần của môi trường xung quanh bạn, làm biến đổi tất cả sự tiêu cực và tại vị trí của nó tạo ra một sức mạnh hàn gắn tích cực, vào sau đó lại ngập tràng trở lại trong cơ thể bạn, để môi trường không còn ảnh hưởng đến bạn nữa. Khi sức mạnh tích cực tích tụ trở lại trong cơ thể của bạn, hãy tưởng tượng rằng cơ thể và tâm hồn bạn đang tràng đầy năng lượng trong sáng và sinh động. Hãy nghỉ ngơi và sau đó gửi năng lượng này trở lại môi trường xung quanh.
Hãy nghĩ về mọi thứ xung quanh bạn – con sông, đất đai và những tòa nhà đang trở nên hạnh phúc với niềm vui và tình yêu đang tràn ngập. Hãy nghỉ ngơi và sau đó gửi năng lượng này trở lại môi trường xung quanh. Một lần nửa hãy nghĩ về mọi thứ xung quanh bạn– con sông, đất đai và những tòa nhà đang trở nên hạnh phúc với niềm vui và tình yêu đang tràn ngập. Hãy nhận lấy điền này và cầu phúc cho chính mình.
Sau đó hãy gửi những lời cầu chúc này đến môi trường và hãy để cho nó ra đi: đừng mong nó quay trở lại. Hãy vị tha.
Những tình trạng được trợ giúp bởi sự thiền định này:
  • Về cảm xúc: Cảm giác bị tràn ngập bởi mội trường theo cách tiêu cực và suy nghĩ chán chường; cảm giác rằng bạn không còn đủ năng lượng để làm bất cứ điều gì – thậm chí suy nghĩ thôi cũng là quá nhiều; cảm thấy buồn mà không biết tại sao; cảm giác là bạn không thể tin tưởng, không thễ yêu và không thể cười được nữa.
  • Về thể chất: những cơn đau dạ dày, đau khớp, những vấn đề về sự tuần hoàn máu, những căn bệnh lây nhiễm và virus, những chịu chứng ngộ độc thức ăn, những bệnh bị gây ra bởi những sinh vật kí sinh, những ảnh hưởng của các vết cắn của những động vật có độc, việc tuân thủ phương pháp điều trị y học chính thống.
6. Những vấn đề với gia đình và bạn bè:
Hầu như tất cả chúng ta đã chịu đựng sự đau đớn về cảm xúc. Do gia đình và bạn bè gây ra. Có 3 loại đau đớn tinh thần chung cho bất kỳ nền văn hóa hay hoàn cảnh nào.Sự đau đớn tinh thần lặp đi lặp lại, gây ra bởi sự phản bội của lòng tin.
  • Sự đau đớn tinh thần gây ra bởi sự cô độc và bị bỏ rơi.
  • Sự đau đớn gây ra bởi những cá tính bị kiềm nén.
  • Sự thiền định sau sẽ giúp bạn hàn gắn những vất thương này.
SỰ THIỀN ĐỊNH
Nằm ngửa và tập trung vào cơ thể bạn và thư giãn. Cảm nhận về hình dáng, những đường nét và trọng lượng của cơ thể. Hãy cảm nhận bạn có thể nặng bao nhiêu. Hãy cảm nhận cơ thể bạn dài bao nhiêu và khỏe như thế nào.
Hãy cảm nhận nguồn năng lượng trong sáng, sống động đang tràng vào cơ thể của bạn. Bây giờ hãy nhớ từng người quan trọng trong cuộc đời bạn và hướng năng lượng này đến từng người trong số họ. Nó tinh lọc chúng và loại bỏ sự đau đớn, sự sợ hãi và mất an toàn. Nó làm cho họ hạnh phúc.
Bây giờ hãy cảm nhận tất cả những điểm xuất phát đau đớn bên trong bạn để chúng tan biến đi như là kết quả của những suy nghĩ đúng đắn của bạn. Bạn hãy từ từ cãm nhận thêm khả năng và nhận thức về những gì quan trọng trong cuộc sống của bạn. Hãy hướng những suy nghĩ đúng đắn này ra thế giới bên ngoài.

Những tình trạng được trợ giúp bởi sự thiền định này:
  • Về cảm xúc: Những cảm giác về việc không được quan tâm đầy đủ, về việc bị bỏ rơi, việc không có khả năng ảnh hưởng của mình; những sự sợ hãi quá mức khi sinh đẻ, cảm giác bị cô đơn hay bị quấy rối.
  • Về thể chất: những bệnh về da cực năng bao gồm bỏng, đứt và trầy xước da, việc sẳn sàng đương đầu và việc hồi phục từ sự phẫu thuật nghiêm trọng, những căn bệnh không có thuốc chữa.
7.Những giấc mơ xấu hay những cơn ác mộng lặp đi lặp lại, sự lẫn lộn về thời gian
Loại đau đớn tinh thần này liên quan đến thời gian mà chúng ta bị bối rối, bị choáng, bị lúng túng hay bị ngăn chặn bởi những giấc mơ lặp đi lặp lại, với ý nghĩa dường như tồn tại bên ngoài chúng ta. Nó cũng liên quan đến việc bị hoảng sợ bởi những cơn ác mộng, hay cảm giác đang ở trong tình trạng như mơ khi chúng ta đã tỉnh giấc, với việc không bao giờ đủ thời gian để làm bất cứ điều gì.
Người Tây Tạng tin rằng những giấc mơ chứa đựng những ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với con người và rằng chúng ta mơ để duy trì sự minh mẫn và sự trong sáng về tinh thần. Đó là cách suy nghỉ hằng ngày về việc loại bỏ sự vô nghĩa về cảm xúc, sự đạt được sự tự nhận thức và việc học để hiểu biết tâm hồn thực sự bên trong mình.
Theo truyền thống của người Tây Tạng, những giấc mơ của chúng ta có thể được bồi đắp để chúng ta có thể tiến vào tình trạng mơ và khám phá nguồn gốc của sự ảo tưởng, ảo giác, những cảm xúc và những nhận thức. Mơ cần thiết trong việc điều chỉnh những chu kì thiết yếu của sức khỏe và sự thiền định này có thể giúp giải quyết những vấn đề rắc rối liên quan đến giấc mơ của bạn.
SỰ THIỀN ĐỊNH
Hãy đi ngủ sớm hơn thường lệ một giờ đồng hồ. Khi bạn nghỉ ngơi, hãy suy nghĩ về một luồng ánh sáng trắng như sữa mạnh mẽ đang bắt đầu tráng ngập trong tâm hồn và toàn bộ suy nghĩ của bạn. Tất cả điều bạn nghĩ, cảm nhận và nhìn thấy bên trong đó là màu trắng như sữa này. Thời gian là vô tận: Bạn hiểu rằng nó là do con người tạo ra.
Hãy tập trung vào một giấc mơ hay một cơn ác mộng liên tục xảy ra. Khi bạn bắt đầu cảm giác hay nhìn thấy nó, hãy để nó biến đổi thành một sự trong trắng yếu ớt. hãy để cho cảm giác khoan khoái của sự thanh thản tràng vào tâm hồn bạn. Thời gian có thể xóa sạch tất cả.
Việc thoát ra khỏi sự trong trắng sẽ đưa đến ý nghĩa hoặc dấu hiệu thực sự của giấc mơ hay cơn ác mọng của bạn. Bạn không có thời gian. Hãy để cho nó trôi đi.
Sau đó, hãy để chính bạn ngủ thiếp đi. Bạn sẽ bắt đầu phát hiện ra một cách mới của giấc mơ.
Những tình trạng được trợ giúp bởi sự thiền định này:
  • (Thuộc) Về cảm giác: cảm thấy bị bế tắc về cảm xúc, không có khả năng đưa ra quyết định hay nói một cách không rõ ràng; cảm giác bị kiểm soát bởi thời gian và tất cả những vấn đề rắc rối cùng những kinh nghiệm có liên quan đến thời gian.
  • (Thuộc) Về thể chất: việc tỉnh giấc một cách khó khăn, kém thị lực và khứu giác kém, rụng tóc, những vấn đề về trọng lượng, đau họng, những vấn đề về bệnh thấp khớp, bệnh về bàng quang và gan, những vấn đề về các tuyến thức yếu, sự suy giảm chức năng của cơ bắp; nó cũng giảm tình trạng sức khỏe của bệnh nhân với những bệnh viêm khớp xương mãn tính, những khối u di căn, ung thư bạch cầu và bệnh Paget (tình trạng yếu xương kinh niên).
8. Sự đau đớn về cảm xúc có liên quan đến bạo lực
Bạo lực là một tình trạng hoạt động nhằm tìm kiếm sự kiểm soát vũ lực vượt ngoài tầm kiểm soát. Ở đâu tôi đang nói về cảm giác bạo lực trong tâm hồn bạn và về hành động bạp lực mà bạn đang thực hiện để chống lại những người khác hoặc những người khác đang thực hiện để chống lại bạn.
Bạo lực không những dựa trên sự giận dữ mà còn dựa vào tính tham lam. Tính tham lam cần kiểm soát, tác rời và phân chia ra. Bạo lực tàn phá những gì xung quanh nó và cũng phá hủy người tạo ra nó. Nhưng bạo lực và sự tham lam có trong tất cả chúng ta, một năng lượng hoạt hóa thiết yếu có thể bị biến đổi. Tính tham lam đòi hỏi được lắng nghe trước khi chính nó sẽ chuyển thành năng lượng tích cực; bạo lực chỉ được thừa nhận bởi tất cả những người có liên quan đến hoạt động bạo lực nhằm mục đích chuyển hóa thành tình yêu và sự thông thái.
Sự đau đớn về cảm xúc gây ra bởi bạo lực là một hình thức của sự tổn thương mạnh, là một sự tổn thương về tinh thần có thể được chữa lành bởi sự thiền định.
SỰ THIỀN ĐỊNH
Hãy nằm ngửa và thư giãn. Hãy để cho tâm trí bạn đạt được sự thoải mái cao nhất. Hãy cảm giác chính bạn đang trở nên mạnh mẽ hơn về thể chất. Hãy dừng lại ở cảm giác này và hãy để cho nó tràn vào khắp cơ thể bạn.
Hãy tập trung vào sự đau đớn về cảm xúc, gây ra bởi bạo lực. Hãy hướng những cảm giác thể chất về sức mạnh này vào sự đau đớn của bạn và hãy để nó bắt đầu biến mất. Tại vị trí của nó, một luồng ánh sáng màu đỏ đồng được nhìn thấy tràn trề trong cơ thể bạn và tràng vào tâm hồn bạn. Luồng ánh sáng này tràn vào tim bạn và làm cho nó đập, qua các tĩnh mạch của bạn, tràn qua khắp cơ thể qua xương và nảo bộ của bạn.
Hãy nghỉ ngơi trong tình trạng này càng lâu càng tốt.

Những tình trạng được giúp bởi sự thiền định này:
  • Về cảm xúc: việc thoát khỏi sự trải nghiệm của sự hồi tưởng về một chấn thương thể chất, những suy nghĩ tiêu cực đột ngột không diễn ra nữa.
  • Về thể chất: sự tổn thương cơ bắp và những vấn đề rắc rối dễ biến đổi chung chung của các phần trên cơ thể.
9. No Titled
Sự đau đớn tột cùng hay liên tục về thể chất có thể làm cho cảm xúc của chúng ta tích tụ lại, làm hạn chế tiến trình bình phục. Sự đau đớn về cảm xúc được trải qua như là tình trạng căng thẳng, sự khó chịu, sự lo lắng hay những hình thức hạn chế cảm xúc khác. Nó chỉ thích hợp để kéo dài sự đau đớn về thể chất, vì thế đã tạo nên một dòng lẩn quẩn. Sự đau đớn về cảm xúc ngày càng trở nên khó giải quyết hơn, bởi vì nó tồn tại như là điểm mấu chốt của bất kì sự đau đớn về thể chất nào mà bạn đang trải qua.

SỰ THIỀN ĐỊNH

Hãy ngồi thoải mái như bạn có thể. Hãy lắng nghe nhịp thở của bạn và theo hơi thở của bạn khi hít vào và khi thở ra; tập trung vào sự tạm ngừng ngắn tự nhiên giữa việc hít vào và thở ra.
Khi bạn hít vào, cảm giác nguồn năng lượng khổng lồ mạnh tích cực tràn vào từng bộ phận trong cơ thể bạn, làm giảm sự đau đớn cũng như cường độ của sự đau đớn của bạn. Khi bạn thở ra , hãy để cho cơn đau của bạn thoát ra ngoài, để lại cho cơ thể bạn sự êm dịu và ấm áp.
Với từng hơi thở, cảm giác về cơn đau của bạn giảm xuống và làm tặng sự lưu thông lẫn sự ấm áp trong cơ thể bạn. Sự ấm áp lan tỏa khắp mọi nơi trong tâm hồn và cơ thể. Nó nhẹ nhàng biến đổi thành màu xanh da trời rực rỡ, cơ thể và tâm hồn bạn được tràn ngập ánh sáng màu thiên thanh rực rỡ này. Sự đau đớn về thể chất được giải thoát.
Bây giờ hãy nghỉ ngơi và đem sự tốt lành đến cho tất cả những thực thê sống để chúng cũng có thể giảm bớt được sự đau đớn.
Những tình trạng được giúp đở:
  • Về cảm giác: Xem xét xa hơn kinh nghiệm của sự đau đớn để hiểu bản chất của nó, tại sao bạn phải chịu đựng nó và bạn có thể kiểm soát, điều chỉnh nó; sự sợ hãi gây ra bởi sự đau đớn.
  • Về thể chất:: Sự nhạy cảm thái quá vì sự tổn thương của hệ thần kinh; điều chỉnh hơi thở không đồng bộ, làm giảm mức độ của sự đau đớn, sự tiêu hóa và bài tiết.
10. Sự sợ hãi về cái chết và hấp hối
Theo thuyết giáo của người Tây Tạng, cái chết không diễn ra theo cách mà người phương Tây đã nghĩ. Cơ thể của chúng ta ngửng hoạt động nhưng bản chất bên trong của chúng ta vẩn tiếp diễn. Cuộc sống ở thế giới bên kia của chúng ta thích nghi với những sự trải nghiệm khác nhau về mỗi cuộc đời. Cũng tương tự như thế, giống như những tâm hồn của chúng ta thích nghi với mỗi hoàn cảnh của cuộc sống này.
Người Tây Tạng cho rằng những nổi sự hãi xung quanh cái chết và sự hấp hối xuất phát từ những sự sợ hãi về những gì mà chúng ta có thể khám phá về chính chúng ta, khi trải qua kinh nghiệm về sự chết chóc.
Việc hiểu biết về sự súc tích của cuộc sống thể chất giúp bạn tôn trộng tâm hồn và cơ thể bạn cũng như những người khác. Nhưng nhiều người vụt chuyển từ cuộc sống này sang cuộc sống khác mà không nhận ra rằng họ đang đi vào giai đoạn hấp hối. Như trong cuộc sống họ sống gấp và không biết nâng niu và hiểu biết về nó. Sự sợ hãi về cái chết và sự hấp hối diễn ra bởi vì trong một chừng mực nào đó, bạn nhận thức về tiến trình này trong cơ thể của bạn, nhưng bạn không chấp nhận nó.
Khi những sự sợ hãi về cái chết vượt khỏi tầm kểm soát, đó là vì một vài người có liên quan đã có một vài sự nhận thức trong bản chất tậm linh của mình, làm gia tăng sự nhận thức tạm thời. Những người như vậy thường là siêu linh, đồng cảm hoặc trực giác cao và cũng nhận thức sâu sắc về sự chịu đựng của những người khác. Nhưng vì tậm hồn của họ không được rèn luyện để xử lý sự nhận thức này họ có thể trở nên bối rối và không có khả năng tạo cảm giác về cuộc sống của họ.
Sự thiền định sẽ giúp trấn tĩnh mâu thuẩn này.
SỰ THIỀN ĐỊNH
Bài tập này chỉ cho bạn về năng lượng cuộc sống mang lại đằng sau bản chất của sự chết chóc. Nó cũng bắt chước sơ sài về những gì con người trãi qua khi chết.
Hãy bình tĩnh như bạn có thể, hãy để cho hơi thở của bạn chậm lại. Hãy tưởng tượng rằng tất cả cảm giác và suy nghĩ của bạn có thể trở nên tốt đẹp hơn và hãy nhìn mọi vật xung quanh mình. Bạn có thể cảm thấy hơi bị áp đảo một chút. Đừng lo lắng. Hãy thanh thản.
Bạn có thể cảm nhận một luồn ánh sáng rõ ràng, rực rỡ trôi nổi xung quanh bạn. hãy tưởng tượng rằng bạn muốn nói với những người yêu thích bạn, nhưng họ không thể nghe giọng nói của bạn. Bạn cảm thấy như thể mình đang ở trong một dòng sông chảy xiết, bạn đang bị xô đẩy. Bạn ở gần bờ của một thác nước và sỡ ngã xuống. bạn an toàn trên bờ, lơ lửng trong không trung.
Bạn bắt đầu nhận thức chính xác về việc có bao nhiêu người đã được sinh ra và chết đi trong từng khoảnh khắc. Tất cả mọi điều bạn cảm thấy đó là niềm vui và hạnh phúc. Không có sự sợ hãi.
Hãy làm dịu cảm giác này và nhận lấy năng lượng của nó. Bạn thấy một luồng ánh sáng đến với bạn. hãy nhận lấy nó đừng nghi ngờ gì và hãy ở đó lâu như bạn có thể.
Khi bạn rồi khỏi luồn ánh sáng này, hãy nghỉ ngơi và mang sự biết ơn đến cho tất cả những phần của thiên nhiên và cuộc sống. Hãy đem tình yêu và lòng tốt đến cho cuộc sống.

Những điều kiện được trợ giúp bởi phương pháp thiền định này:
  • Về cảm xúc: tính kiêu ngạo, nhu cầu cần được kiểm soát; những ảnh hưởng của việc ngồi lê đôi mách đối với người nói và người bị đưa ra đàm tếu; việc thiếu khả năng chia sẻ những cảm xúc, tiền bạc hay sự hiểu biết; những nghi ngờ về tình yêu; sự sợ hãi về việc khám phá ra bạn là ai và việc sống mọt cuộc sống chân thật đối với bạn, về việc chịu trách nhiệm với cuộc đời bạn, về việc lớn lên; sự sợ hãi rằng cho đến lúc chết vẫn không có gì.
  • Về thể chất: những vấn đề về cổ và cấu trúc của cột sống cổ, những vấn đề về hàm, hàm trên và hàm dưới ; chứng huyết khối; chứng đau thắt ngực, những điều kiện về tim mạch, thoái vị, chứng nôn mửa, nhữn rắc rối được nói ra để chứng minh cho vấn đề đó; tính hữu ích sau những sự cấy ghép và trong việc giảm sự choáng váng hay bị thương ở đầu.


Hãy nhẫm nghĩ 10 công dụng của phương pháp thiền định  (tác giả: C.Hansard) trong tĩnh lặng. Hãy học cách bản chất nội tâm của bạn phản ứng với những bài tập này. Bạn sẽ nhận thấy chúng sẽ cải thiện cảm giác của bạn về sự hài hòa và tình trạng hạnh phúc.
Đây là những bài tập chữa bệnh có tác dụng mạnh mẽ, vì vậy hãy sự dụng chúng với sự sáng suốt. Mỗi suy nghĩ tốt bị sai hướng sẽ gây ra một ảnh hưởng ở một nơi nào đó trên thế giới – Điều mà có lẽ không ai mong muốn.

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ