10.17.2012

Thông Báo : 1B1 Plan chuyển sang giai đoạn 2 và triển khai thành lập Clb AV


Re-Animation Stage
Chào mọi người – bạn của tôi. Hôm nay tôi post tin này mong rằng bạn sẽ đọc nó và cảm nhận tất cả những gì tôi nói. Trong thời gian qua “1B1 Plan” đã chạy được giai đoạn khởi động và tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn – những người đã, đang và  sẽ tham gia 1B1, nhưng cho dù sao đây cũng chỉ là 1 phương pháp học nhóm để đẩy mạnh việc học và trao đổi và bạn hãy yên tâm khi không có thời gian tham gia vì đã có mạng lưới phân tán thông tin như đã giới thiệu. Xong, thời gian qua 1B1 tỏ ra không hiệu quả do chúng ta đã không nhiệt tình tổ chức các buổi học nhóm một cách nghiêm túc, các cố vấn chưa có hoạt động gì nhiều, các bạn chưa thật sự quen và chưa chịu bỏ thời gian để học nhóm… có lúc tôi đã bỏ cuộc, thấy thật thất vọng và lạc lỏng khi không ai thèm nghĩ tới nổ lực của tôi. Cảm giác chán ghét, và luôn suy nghĩ tới những người không hài lòng về mình làm tôi trở nên mất phương hướng trong việc tổ chức điều hành 1B1 Plan… có lúc tưởng như đã ngã gục… sống sao cho vừa lòng mọi người ak ! Thật điên, tôi đã mất quá nhiều suy nghĩ và sự quan tâm cho họ - những người luôn tự cho mình là quan trọng đến nổi quên đi mất bên cạnh còn có những người bạn luôn ủng hộ, cảm thông và chia sẽ với tôi, vực tôi dậy khi tôi sắp ngã vậy thì tại sao tôi không dành những điều đó cho những người bạn còn lại !... xin lổi vì tôi đã suýt đánh mất chính mình và các bạn khi chuẩn bị cho một lối sống ích kỷ . Thôi không nói việc này nửa, cái chính tôi muốn nói là tôi sẽ chạy giai đoạn 2 – Reanimation Stage (1B1 RS) ở giai đoạn này tôi sẽ không tập trung vào số lượng nửa mà sẽ là chất lượng của các buổi học, cố vấn (có thể) sẽ không cần nửa thay vào đó là trao đổi kiến thức lẫn nhau… hãy nhớ tôi không bao giờ hoàn hảo… và bạn cũng vậy !
Cuối cùng xin nói nhiều hơn về thành viên mới của LPG… Ngọn lửa thứ 2 ! Cảm ơn Hawk BlackForce  đã cho tôi thêm niềm tin để thực hiện tiếp 1B1

[Hot Update] Thành Lập CLB Anh Văn

Chào các bạn ! Sắp tới đây Learning Promotion Group(LPG) của lớp sẽ giới thiệu thêm một thành viên mới trong kế hoạch học tập của lớp đó chính là Clb Anh Văn do bạn Hawk BlackForce chịu trách nhiệm thực thi. Kế hoạch này nằm trong dự án đẩy mạnh học tập “1B1 Plan” tuy nhiên nó sẽ tồn tại với trạng thái song song chứ không phụ thuộc gì vào 1B1 (sự bình đẳng), . Nội dung sơ thảo của kế hoạch (đây không phải bản chính thức do Hawk BlackForce phổ biến):
Lớp sẽ được chia thành 2 nhóm : Lấy Căn Bản và Nâng Cao Trình độ (tạm gọi là vậy). Chúng ta sẽ được học theo giáo trình hẳn hoi, và sẽ có những buổi thảo luận tự do theo một chủ đề ngẩu nhiên (hoặc định sẳn) -> Việc làm này sẽ tạo nên sự tự tin và thích nói chuyện, học TA không thể nhút nhát nên điểm yếu này xem ra đã được phục chế phần nào ! Đó là những gì mình biết và mong Hawk BlackForce sẽ sớm chạy kế hoạch này và chúc kế hoạch thành công.
Kind Regards !

10.11.2012

Download Ebook tại tailieu.vn không cần tài khoản


Không phải ai cũng có đủ tiềm lực về tài chính để có thể download các tài liệu tham khảo từ trang tailieu.vn về máy. Do vậy mình sẽ giới thiệu cho các bạn cách download tài liệu từ trang tailieu.vn không cần phải đăng ký một tài khoản.

Cách thực hiện như sau:

- Đầu tiên bạn cần download và cài đặt phần mềmCuteWriter và Converter
- Tiếp theo, bạn truy cập vào Tailieu.VN tìm tài liệu mình cần. Tại giao diện Flash tài liệu, bạn click chuột vào nút Embed để lấy mã HTML
- Tại đây bạn tiến hành copy mã HTML dành cho Blog ranotepad-hoặc wold 
- Bạn chú ý đến đường link phí sau trường bookFile=. Và copy đoạn link đó và IDM để download về máy
- Sau khi download về máy, bạn sẽ được 1 file có định dạng SWF. Lúc này bạn hãy click chuột phải vào file và chọn Open With để mở bằng một trình duyệt web bất ký
- Trong giao diện web của file SWF có được. Bạn hãy click chuột phải vào khoảng trắng và chọn lệnh Print. Tại đây bạn chọn máy in có tên CutePDF Writer
- Cuối cùng chọn chỗ lưu và đặt tên cho file PDF mới

Vậy mà bạn đã có tài liệu mình cần tại Tailieu.VN với định dạng PDF như là được tải bằng tài khoảng VIP. Chúc bạn thành công.






Nguồn: namkna blog

10.08.2012

[Áp dụng cho VNPT...] Vào Facebook với Avast ! IS

Có nhiều cách vào được facebook trên mạng share cho bạn nào là đổi IP, dùng phần mềm trung gian thay đổi proxy, nhưng hôm nay tôi xin giới thiệu một cách hoàn toàn mới, và vô cùng đơn giản mà có lẽ chưa ai... biết (!?) đó là : 
Trình duyệt khu an toàn - SafeZone của Avast IS
Dùng tường lửa riêng của Avast ! IS để lướt web 

Đây là hình ảnh khi duyệt web bình thường:





Đây là hình ảnh vào facebook với Avast ! SafeZone

Avast ! SafeZone
[ Vì trong đó không có chạy được phần mềm nào hết nên mình đành phải chụp bằng điện thoại, tối và mờ ]
Việc chuyển đổi giữa hai môi trường này là vô cùng đơn giản chỉ bằng một tổ hợp phím tắt do người dùng tự định nghĩa (Additonal Protection >> SafeZone >> Settings).

Ưu điểm của SafeZone:
 Không có bất kỳ Pop-up quảng cáo nào tự bật như HotSpot..., không có sự lo sợ về việc không an toàn thông tin của UltraSurf. Bảo mật tuyệt đối !
Bất tiện của SafeZone
Làm việc với môi trường này có tính bảo mật rất cao nên bạn sẽ không thể sử dụng được bất kỳ plug-in hay phần mềm nào khác, chỉ đơn giản có trình duyệt web của bạn hoạt động.

Đương nhiên có mặc tiện dụng cũng sẽ có mặt bất lợi, và mong rằng bạn có thể chấp nhận điều này như một sự đánh đổi chấp nhận được (có thể dùng bộ gõ online trực tiếp trên web)
Cuối cùng...
 Chúc bạn có nhiều bạn bè và niềm vui với facebook, nếu có vấn đề thắc mắc vui lòng gửi thư cho mình: violent_rhythm@live.com

Cảm ơn bạn đã quan tâm entry này !

Offical Source: http://izone4u.blogspot.com

10.05.2012

Kỹ năng mềm : Cách thức bắt tay

Bắt tay là một phần của giao tiếp. Nắm tay chặt hay lỏng, cách thức bắt tay, thời gian bắt tay ngắn hay dài sẽ cho biết thái độ và cách cư xử khác nhau với từng đối tượng. Đồng thời thông qua cách thức bắt tay của một ai đó, chúng ta cũng có thể nắm bắt được tính cách riêng của họ, và ấn tượng để lại cũng khác hẳn nhau.
Quan sát cách bắt tay của đối tác, chúng ta sẽ nắm bắt được một phần tính cách của họ, từ đó nắm được thế chủ động trong giao tiếp. Helen Keller là một tác gia nữ người Mỹ rất nổi tiếng, bà là người vừa điếc vừa mù, khi nói về những cái bắt tay bà đã nhận xét rằng: “Có những bàn tay tôi từng tiếp xúc có cảm giác như khoảng cách giữa hai người cách xa hàng dặm, nhưng cũng có những cái bắt tay tràn đầy ánh sáng, cái bắt tay của họ lưu lại cho bạn một cảm giác cực kỳ ấm áp…”
1. Các yêu cầu đặt ra khi bắt tayBình thường, trong lần tiếp xúc đầu tiên, bạn bè lâu ngày gặp mặt, chào tạm biệt hoặc đưa tiễn một người nào đó, mọi người vốn đã quen với việc sử dụng cách bắt tay để thể hiện thiện chí của mình với đối phương.
Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như chúc mừng một ai đó, cảm ơn họ hoặc hỏi thăm; hoặc giả dụ như trong quá trình trao đổi hai bên phát hiện ra có những quan điểm chung giống nhau khiến họ đều cảm thấy hài lòng; lại có khi những mâu thuẫn ban đầu bỗng nhiên được giải toả, thậm chí ngay cả khi muốn hoà giải mâu thuẫn một cách triệt để thì theo thói quen người ta cũng coi việc bắt tay như một lễ tiết không thể thiếu.
Khi bắt tay, bạn nên đứng cách đối phương khoảng cách khoảng một bước chân, phần thân trước hơi nghiêng về phía trước, hai chân đứng thẳng, đưa tay bên phải ra, bốn ngón tay chập lại với nhau, khoảng giữa ngón cái và ngón trỏ giao nhau, ngón tay cái mở rộng, hướng về người cần bắt tay.
Nếu khi bắt tay lòng bàn tay hướng xuống phía dưới đè tay đối phương, điều này thể hiện rằng đây là người có xu hướng chi phối người khác rất lớn, bằng hành động bắt tay đó anh ta muốn nói cho người khác rằng, khi đó vị trí của anh ta cao hơn hẳn một bậc. Vì vậy trong quá trình giao tiếp bạn nên hạn chế ít nhất cách bắt tay ngạo mạn và thiếu tế nhị này, vì nó sẽ mang lại cảm giác phản cảm cho người đối diện.
Ngược lại, lòng bàn tay hướng vào bên trong bắt tay đối phương lại thể hiện được sự khiêm nhường và trọng lễ tiết của người bắt tay. Còn nếu khi bắt tay hai bàn tay bắt vuông góc với nhau lại thể hiện ra người bắt tay theo kiểu này là một người rất tự nhiên và trọng sự bình đẳng trong giao tiếp. Cách bắt tay vuông góc với tay đối phương cũng là một cách tương đối phổ biến và ổn thoả nhất trong tất cả các kiểu bắt tay kể trên.
Đeo găng tay trong khi bắt tay là một hành vi không lịch sự. Nếu là nam trước khi bắt tay bạn nên tháo găng tay ra, hạ mũ xuống. Nếu là nữ thì có thể không cần bỏ găng và mũ. Đương nhiên khi bạn đang đứng ngoài trời mà thời tiết rất lạnh thì cũng không cần thiết phải bỏ găng tay và mũ ra khi bắt tay. Ví dụ hai bên đều đeo găng tay, đội mũ, thì lúc đó bình thường sẽ nói “Xin lỗi!” trước khi bắt tay. Khi bắt tay hai bên đều phải chú tâm đến thao tác, mỉm cười, chào, thăm hỏi đối phương, lúc bắt tay không nên chú ý nhìn chỗ khác hoặc biểu hiện trạng thái hờ hững, đang bận tâm đến một vấn đề nào đó.
Nếu quan hệ giữa bạn và người bắt tay là quan hệ thân mật và gần gũi thì có thể nắm tay chặt trong thời gian dài, còn theo lệ thường chỉ nên bắt tay một lúc rồi bỏ ra. Không nên bắt quá chặt, nhưng bắt tay hờ hững theo kiểu “chuồn chuồn đạp nước” cũng là một kiểu bắt tay thiếu lịch sự. Khi bắt tay tốt nhất bạn nên khống chế thời gian bắt tay trong vòng ba đến năm giây là tốt nhất. Nếu bạn muốn thể hiện cho đối tác thấy thành ý và nhiệt tình của mình thì có thể kéo dài thời gian bắt tay ra một chút nhưng khi bắt tay nên lắc tay lên xuống vài lần.
Khi bắt tay hai tay vừa chạm vào đã rời ra, thời gian bắt tay rất ngắn, gần như chỉ lướt qua tay, lại gần như có ý phòng bị đối với đối phương. Ngược lại thời gian bắt tay quá lâu, đặc biệt là kéo hẳn tay của đối phương về phía mình hoặc lần đầu gặp mặt mà đã bắt tay quá lâu không chịu bỏ ra…các kiểu bắt tay đó đều khiến cho người khác nghĩ rằng bạn có vẻ giả tạo, cưỡng ép, thậm chí bị nghi ngờ rằng bạn đang có ý định “muốn chiếm cảm tình” của họ.
Giữa người nhiều tuổi hơn và người ít tuổi hơn thì người có tuổi tác và vị thế cao hơn đưa tay ra bắt trước thì người ít tuổi hơn và địa vị thấp hơn mới có thể đưa tay ra bắt sau. Tương tự, cấp trên và cấp dưới, cấp trên đưa tay ra trước thì cấp dưới mới được đưa tay ra; giữa nam và nữ thì chỉ khi người nữ giơ tay ra trước thì người nam mới có thể đưa tay ra để bắt tay; nhưng nếu trong trường hợp người nam lại là người lớn tuổi hơn thì trong trường hợp đó đương nhiên sẽ theo quy tắc đã nói ở phía trên.
Nếu cần phải bắt tay với nhiều người cùng một lúc, khi bắt tay phải tính đến thứ tự trước sau, từ bề trên đến bề dưới, từ trưởng lão đến thiếu niên, từ thầy giáo đến học sinh, nữ rồi mới đến nam, từ người đã kết hôn rồi mới đến người chưa kết hôn, từ cấp trên đến cấp dưới.
Khi giao tiếp nếu số lượng người tương đối lớn, có thể chỉ bắt tay một số người ngay cạnh mình, gật đầu với những người xung quanh thay cái bắt tay chào hỏi, hoặc hơi cúi thấp người đã thể hiện đủ phép lịch sự. Nhằm tránh những trường hợp khó xử xảy ra, trước khi bạn có ý chủ động giơ tay ra bắt tay người khác, bạn phải nghĩ đến việc hành động đó của bạn có được họ chào đón hay không, nếu bạn cảm thấy đối phương không có ý muốn bắt tay với bạn, gật đầu hoặc hơi nghiêng người chào là cách xử sự hợp lý nhất.
Trong môi trường làm việc, khi bắt tay thì thứ tự bắt tay chủ yếu dựa vào chức vụ, thân phận của đối phương. Còn trong xã hội, khi vui chơi giải trí thì chủ yếu dựa vào tuổi tác, giới tính và việc họ đã hay chưa kết hôn để quyết định.
Khi đón tiếp đối tác đến thăm hỏi, thì hơi đặc biệt một chút: sau khi khách đã đến nơi, nên để chủ nhà chủ động giơ tay ra trước bắt tay chào đón khách. Khi khách chào từ biệt ra về thì lại là khách chủ động giơ tay ra trước bắt tay chào chủ nhà. Trước là thể hiện ý “chào đón”, sau lại thể hiện ý “tạm biệt”. Nếu các thứ tự này bị đảo ngược lại thì rất dễ khiến cho người khác hiểu lầm.
Nhưng một điểm cần nhấn mạnh ở đây là, bắt tay trong trường hợp đã được nói đến ở phía trên không cần thiết cứ phải nhất nhất tuân theo. Nếu bạn là người có vị trí tôn nghiêm hoặc là bậc trưởng bối, cấp trên khi nhìn thấy cấp dưới hoặc người vị trí nhỏ hơn, người ít tuổi hơn tranh việc giơ tay ra trước thì cách giải quyết trọn vẹn nhất là ngay lập tức giơ tay ra bắt. Tránh việc giữ thể diện hơn hẳn họ mà không cần quan tâm, khiến cho họ rơi vào trường hợp khó xử.
Khi bắt tay bạn nên hỏi thăm mấy câu, có thể nắm chặt tay đối phương, đồng thời đưa ánh mắt nhìn chú ý vào đối phương, vội vàng đi lại bắt tay sẽ giúp cho đối phương có ấn tượng sâu sắc hơn về bạn.
2. Các trường hợp nên bắt tay- Gặp người quen lâu không gặp.
- Trong các trường hợp có tính chất trang trọng và chào hỏi người bạn quen biết.
- Trong giao tiếp xã hội khi bạn đứng ra đóng vai trò là chủ nhà hoặc người tiếp đón khách, hoặc là người đi tiễn khách.
- Sau khi thăm hỏi người khác xong, bạn chào từ biệt họ ra về.
- Khi bạn được giới thiệu với một người mới mà bạn không quen.
- Trong giao tiếp xã hội, ngẫu nhiên gặp lại bạn thân lâu năm không gặp hoặc gặp cấp trên.
- Khi người khác ủng hộ bạn, cỗ vũ bạn hoặc giúp đỡ bạn ở một phương diện nào đó.
- Thể hiện lòng cảm tạ của bạn đối với một người nào đó, chúc mừng hoặc cung chúc người khác.
- Khi bạn thể hiện sự thông cảm, ủng hộ, khẳng định đối với người khác. - Khi tặng quà hoặc nhận quà.
Theo lệ thường các trường hợp kể trên đều thích hợp để bắt tay người khác.
3. Tám điều tối kị cần tránh trong khi bắt tayKhi chúng ta bắt tay một ai đó nên tuân theo một số quy phạm chung, tránh trường hợp phạm phải những trường hợp thất lễ sẽ liệt kê dưới đây: - Không nên giơ tay trái ra bắt, đặc biệt khi bạn đang giao tiếp với người Ả rập, người Ấn Độ điều này bạn càng cần phải chú ý. Vì theo quan điểm của họ tay trái là bàn tay không được sạch sẽ.
- Khi giao tiếp với người theo đạo thiên chúa giáo cần phải tránh trường hợp ví dụ như hai người này bắt tay và bắt tay chéo với hai người khác, việc đó sẽ tạo ra sự chồng chéo lên nhau, hình thành chữ thập, trong con mắt của họ chữ thập đại diện cho những điều xui xẻo.
- Khi bắt tay không nên đeo găng tay, đội mũ hoặc đeo kính đen, chỉ có phụ nữ khi giao tiếp ngoài xã hội được phép đeo găng tay khi bắt tay.
- Không nên một tay cầm đồ hoặc đút túi còn tay kia giơ ra bắt.
- Khi bắt tay trên mặt không nên giữ thái độ vô cảm, không nói một lời nào hoặc lý luận dài dòng, gật đầu lia lịa hoặc nhún vai, kiểu cách một cách quá đáng.
- Khi bắt tay không nên chỉ bắt hờ hững đầu ngón tay của đối phương, kiểu như muốn giữ khoảng cách nhất định với họ. Cách làm tốt nhất là cần nắm cả bàn tay đối phương. Cho dù trong trường hợp lệch tay thì cũng nên làm như vậy.
- Không nên kéo tay đối phương về phía mình hoặc đẩy tay về phía họ, hoặc gạt lên trên xuống dưới, sang trái hoặc sang phải lệch hướng.
- Không nên từ chối cái bắt tay của đối phương, cho dù có bệnh về tay, tay ướt, bẩn thì cũng nên giải thích với đối phương một cách lịch sự: “Xin lỗi, tay tôi không tiện để bắt tay anh (chị) lúc này” để tránh đối phương hiểu lầm.
                                                                                                                                 Sưu tầm